Lấy Số Điện Thoại Người Khác Vay Tiền Bị Xử Phạt Như Thế Nào

HUU HIEP LE
09/02/2023

Không ít người bị lộ thông tin ra bên ngoài, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng lấy số điện thoại người khác vay tiền.

Vậy lấy số điện thoại người khác vay tiền có phạm pháp không? Người bị đánh cắp thông tin cá nhân, số điện thoại… để vay tiền thì có phải trả nợ hay không? Hãy cùng Giaiphaptaichinh.vn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé.

Đối tượng lấy số điện thoại người khác vay tiền:

Đối với các đối tượng lấy số điện thoại người khác vay tiền hay dùng vào mục đích nào thì cũng đã vi phạm pháp luật trong việc xâm phạm thông tin cá nhân người khác.

Vậy những đối tượng trên đã dùng những thủ đoạn nào để lừa gạt khách hàng? Chúng sẽ bị pháp luật xử phạt như thế nào?

 Tại sao các đối tượng xấu lại có thông tin về số điện thoại của bạn? Vì sao chúng luôn khẳng định bạn là con nợ của bọn chúng?

Thông thường có rất nhiều lý do khiến thông tin cá nhân của bạn bị đánh cắp, không chỉ là số điện thoại mà cả CCCD/ CMND, hình ảnh của bạn chứng cũng có thể lấy được.

 Các nguyên nhân mà đối tượng xấu có được số điện thoại của bạn:

  • Do bạn bè, người thân vay tiền cung cấp:

Đây là một nguyên nhân khác phổ biến. Khi làm hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tín dụng. Bất kể ngân hàng/ tổ chức tài chính, tổ chức cho vay nặng lãi… đều yêu cầu người vay cung cấp ít nhất 1 số điện thoại của người nhà, người thân thiết phòng ngừa trường hợp trốn nợ thì họ còn có người gọi để tìm kiếm bạn, thúc giục trả tiền.

  • Do bị lừa: Nguyên nhân thứ 2 mà chúng ta có thể thấy hiện nay.

Với thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi. Chúng có thể giả danh nhân viên ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc nhân viên các nhà mạng (Viettel, Mobi..) để gửi tin nhắn về hỗ trợ cho vay, vay với lãi suất 0%, các dịch vụ khuyến mãi….

Chỉ cần sơ ý các khách hàng làm theo những chỉ dẫn của chúng thì số điện thoại đang dùng có thể bị vô hiệu hóa trong tích tắc.

Ngoài ra còn 1 số đối tượng chuyên làm giả giấy tờ cá nhân, dùng thông tin đó làm hồ sơ vay tiền của các tổ chức tài chính khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của các tổ chức tài chính khác.

Những đối tượng xấu lợi dụng những kẽ hở trong chương trình đổi sim 3G sang 4G của các nhà mạng lừa đảo khách hàng. Dùng lấy số điện thoại người khác vay tiền các app cho vay, gian lận trong giao dịch với ngân hàng. Dẫn đến trình trạng “bỗng nhiên mắc nợ” hoặc “tiền trong tài khoản không cánh mà bay”.

2 trường hợp lừa lấy số điện thoại người khác vay tiền :

Tự xưng nhân viên nhà mạng: Tự xưng là nhân viên Mobifone, Viettel hỗ trợ nâng cấp chuyển đổi sim từ 3G lên 4G để nhận ưu đãi hoặc hối thúc các “con mồi” nâng cấp sim nếu không sẽ bị khóa tài khoản.

Các đối tượng sẽ yêu cầu thực hiện nhắn tin theo cú pháp, nhập dãy ký tự *938*…# hoặc thực hiện các thao tác trên điện thoại mà chúng hướng dẫn.

Sau khi thực hiện xong thì hầu như sim của bạn sẽ bị vô hiệu hóa hoặc bị mất quyền kiểm soát điện thoại.

Đến lúc này, bạn nhận ra mình đã bị lừa thì cũng đã quá muộn.

Sau khi chiếm được quyền kiểm soát điện thoại, vô hiệu hóa sim , kẻ gian sẽ dùng chính sim đó để lấy mã OTP từ ngân hàng để thực hiện các giao dịch rút hết tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân, hoặc dùng các thông tin cá nhân của nạn nhân để tạo lập hồ sơ vay vốn với các tổ chức cho vay như Fe-Credit, các app vay online…

Nếu lúc này không phát hiện ra hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời thì bạn sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. 

Nhân viên đòi nợ

Đối tượng này có số điện thoại của bạn do:

Người thân, bạn bè vay nợ đã cung cấp số điện thoại của bạn nhằm thẩm định tín dụng, hoặc sẽ liên lạc thúc giục nếu con nợ chưa trả tiền hoặc quá hạn trả.

Lấy số điện thoại người khác vay tiền (Ảnh minh họa)
Lấy số điện thoại người khác vay tiền (Ảnh minh họa)

Trường hợp sau khi các đối tượng lấy số điện thoại người khác vay tiền lúc này nạn nhân sẽ bị làm phiền bởi các cuộc gọi điện từ những người tự xưng là nhân viên đòi nợ của các tổ chức.

Yêu cầu trả lãi, hoặc tiền lãi quá hạn, nếu không đóng sẽ bị đe dọa, làm phiền suốt ngày. Hoặc yêu cầu bạn trả nợ thay do người vay đã bỏ trốn (trong khi bạn không biết đối phương là ai)

Vậy trong trường hợp bị đối tượng xấu lấy số điện thoại người khác đi vay thì có nghĩ vụ trả nợ không? Mạo danh người khác để vay nợ sẽ bị xử lý như thế nào? 

Pháp luật xử lý như thế nào?

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015

  • Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  •  Việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP định nghĩa thông tin cá nhân như sau:

Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số CMND, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.

Thông tin cá nhân có thể coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của cá nhân và là bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự. 

Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi, người lấysố điện thoại người khác để vay tiền có thể bị xử lý như sau:

  • Xử phạt hành chính

Hành vi sử dụng trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

dự thảo đề xuất nếu vi phạm quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu với dữ liệu cá nhân thì có thể phạt tiền từ 50 – 80 triệu đồng; nếu vi phạm lần 02 thì có thể bị phạt từ 80 – 100 triệu đồng

  • Bồi thường thiệt hại

khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Khoản 1 Điều 585 Bộ luật này cũng quy định:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Do đó, nếu hành vi lấy số điện thoại người khác để vay tiền gây thiệt hại to lớn cho người bị lấy thông tin thì tùy vào mức độ thiệt hại mà người bị lấy thông tin có quyền đòi mức bồi thường.

Mức bồi thường, phương thức bồi thường… do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

  • Với các cá nhân gọi điện dọa nạt đòi nợ (đòi nợ thuê) mà không có chứng cứ rõ ràng sẽ mắc vào “Tội vu khống” gây ảnh hưởng đến các cá nhân vô tội về tinh thần, sức khỏe sẽ bị phạt như sau:

Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội vu khống như sau:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”

c) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

 Đối với người bị lấy mất số điện thoại và các thông tin cá nhân liên quan sẽ ra sao? Cách xử lý như thế nào?

Đối tượng bị lấy cắp số điện thoại:

Nạn nhân của việc lấy số điện thoại người khác vay tiền chính là các cá nhân bị đánh cắp thông tin, số điện thoại

“Bỗng nhiên trở thành con nợ” khiến nhiều người hoang mang không hiểu vì sao.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc…..

Hậu quả:

  • Gây tâm lý hoang mang, sợ hãi: thông tin cá nhân bị lộ ra bên ngoài khiến họ đứng ngồi không yên vì không biết những nguy hiểm đang rình rập.
  • Tiền mất tật mang: gánh một món nợ mà mình không hề vay từ việc “nhẹ dạ cả tin” hoặc mất hết tiền khi bị các đối tượng xấu rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng.
  • Bị làm phiền, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân: bị gọi điện đòi nợ, quấy phá, dọa nạt nếu không trả nợ đúng hạn sẽ tung ảnh, bôi nhọ danh dự. Chúng gọi điện bất kỳ lúc nào không kể ngày hay đêm khiến tinh thần, sức khỏe nạn nhân bị giảm sút.

⇒ Nhiều cá nhân vì quá sợ hãi nên đã trả nợ cho xong chuyện, hoặc một số không biết ứng phó như thế nào (không thể bỏ số điện thoại đó do tính chất công việc nhiều khách hàng….)

Giaoducatgttrongtruonghoc sẽ cung cấp cho bạn những cách xử lý khi gặp tình huống trên.

Cách bước xử lý:

Bước 1: Yêu cầu bên cho vay cho xem hồ sơ vay có tên bạn: yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất. Hoặc yêu cầu chứng minh bạn là người chịu trách nhiệm cho hợp đồng vay đó. Nếu bên kia không chứng minh được thì yêu cầu họ không được gọi điện làm phiền hay có hành vi quấy rối, xuyên tạc, vu khống.

Bước 2: Thu thập chứng cứ: các giao dịch, hình hành tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, các số điện thoại đã làm phiền…

Bước 3: Báo cho các cơ quan có thẩm quyền để tố cáo, để họ đưa ra các phương pháp giải quyết 

 Những lưu ý cần biết:

Các thủ đoạn đánh cắp thông tin:

  • Kẽ hở từ chính sách nhà mạng: chính sách chuyển đổi sim từ 3G sang 4G⇒khiến nhiều kẻ xấu lợi dụng chính sách này để mạo danh công ty gửi tin nhắn gọi điện lừa đảo
  • Các đối tượng xấu dùng tên các tổ chức có uy tín, nhắn tin lừa đảo
Thủ đoạn lấy số điện thoại người khác vay tiền
Thủ đoạn lấy số điện thoại người khác vay tiền
  • Mua phải sim mà chủ cũ là con nợ: (trước đây việc mua sim rất dễ dàng, chính sách quản lý của các nhà mạng về sim rác, sim không còn sử dụng còn yếu…)
  • Đánh rơi thông tin: Điều này dễ xảy ra khi bạn làm rơi bóp trên đường, bị móc túi…
  • Người thân, bạn bè vay lấy thông tin số điện thoại của bạn cung cấp cho bên vay.

Cách bảo mật thông tin: 

Việc lấy số điện thoại người khác vay tiền của kẻ xấu đã trở nên tinh vi hơn, Chính vì thế bản than bạn phải tự bảo mật thông tin cá nhân của chính mình thật tốt.

Chủ động tự bảo mật thông tin là bảo vệ chính bạn
Chủ động tự bảo mật thông tin là bảo vệ chính bạn
  • Không cung cấp thông tin cá nhân trên các web lạ: kiểm tra tin nhắn, các đường link không rõ nguồn gốc, không thực hiện các thao tác, cú pháp theo yêu cầu khi chưa biết đối phương là ai.
  • Việc lấy số điện thoại người khác vay tiền diễn ra tràn lan, vì thế nên cẩn thận khi điền form nhận tư vấn trên mạng, chốt đơn trên livestream, sử dụng mật khẩu các tài khoản là chính thông tin các nhân…
  • Cẩn thận với các tin nhắn tự xưng nhà mạng (mobi, viettel…) nhắn tin gọi điện thông báo các chương trình khuyesn mãi, các dịch vụ cho vay hấp dẫn……

Lời khuyên khuyến cáo của các nhà mạng là bạn nên cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các nội dung như hỗ trợ đổi sim, hỗ trợ cho vay, thông báo trúng thưởng, 

Nếu số điện thoại bỗng bị vô hiệu hóa, mất tín hiệu hoặc thường xuyên bị các số lạ gọi đến thì hãy gọi đến tổng đài nhà mạng để được tư vấn các giải quyết

  • Khi bị đánh rơi nên nhanh chóng tìm lại, hoặc nếu không tìm lại được thì phải nhanh chóng trình báo cơ quan địa phương làm lại cccd, cmnd… 

Đối với tài khoản ngân hàng các giao dịch xác nhận bằng mã OTP thì phải đến ngân hàng sơm nhất để khóa tài khoản, vô hiệu hóa các giao dịch gửi mã OTP về điện thoại…

Các ngân hàng hiện nay khuyến khích người dụng nên cài đặt mã pin, dấu vân tay khi giao dịch

  • Đổi số điện thoại nếu cần: đến các cửa hàng điện thoại uy tín để mua sim, tra xét về chủ cũ nếu có, thông thường trên các trang web của các nhà mạng chỉ cần tra cứu số điện thoại là sẽ ra chủ nhân sở hữu

 Kết luận:

Trên đây là bài viết “Lấy số điện thoại người khác vay tiền bị xử phạt như thế nào? đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc giải quyết các trường hợp khi bị đối tượng xấu lấy mất số điện thoại để vay tiền cũng như các cách xử phạt đối với các đối tượng lấy số điện thoại người khác vay tiền.

GiaiPhapTaiChinh.vn hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc trong việc giải quyết vẫn đền liên quan đến việc lấy số điện thoại người khác vay tiền trên.

Bài viết tham khảo: