HUU HIEP LE
"Bạn đúng hay sai không quan trọng, cái chính là kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai" Quy đổi: 1 man bằng bao nhiêu tiền Việt?
15/06/2023
Bạn đã bao giờ tự hỏi 1 man bằng bao nhiêu tiền Việt? Dù là bạn là thực tập sinh, du học sinh, kỹ sư hay một khách du lịch đến Nhật Bản đều phải biết man là một trong những đơn vị tiền tệ của Nhật Bản. Cùng với USD, EUR thì JPY (Yên Nhật) là một trong những đơn vị tiền tệ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Mối quan hệ Ngoại thương của Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển, hàng năm có hàng trăm nghìn công dân Việt Nam xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cũng như thu hút đầu tư từ Nhật Bản về Việt Nam thì tỷ giá quy đổi JPY sang VND càng được quan tâm.
Trong bài viết này GiaiPhapTaiChinh.vn sẽ chia sẻ và so sánh chi tiết cho các bạn tỷ giá tiền Nhật Bản so với tiền Việt Nam của chúng ta nhé.
1 Man Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
Yên Nhật là đồng tiền Nhật, Sen Nhật và Man Nhật cũng là tiền Nhật nhưng trị giá cao hơn Yên Nhật. Cách quy đổi tỷ giá 1 Man Nhật (1 Lá) ra Yên Nhật cũng như quy đổi ra tiền Việt rất dễ dàng, các bạn có thể xem ngay bên dưới.
Theo cập nhật mới nhất:
- 1 Sen Nhật = 1.000 Yên Nhật
- 1 Man Nhật = 10.000 Yên Nhật
Tỷ giá hiện nay: 1 Yên Nhật = 224,33 Việt Nam Đồng
Do đó:
- 1 Sen Nhật = 224.327,89 VNĐ
- 1 Man Nhật = 2.243.278,87 VNĐ
Tỷ giá Yên (¥) sang Việt Nam Đồng tại ngân hàng
Tỷ giá quy đổi 1 Yên Nhật (JPY) sang tiền Việt Nam (VND) của một số ngân hàng ngày 18/12/2020 như sau:
Ngân hàng | Mua tiền mặt | Mua chuyển khoản | Bán tiền mặt | Bán chuyển khoản | |
ABBank | 219,70 | 220,58 | 226,99 | 227,67 | |
ACB | 220,95 | 222,06 | 226,24 | 226,24 | |
Agribank | 219,87 | 221,26 | 226,06 | ||
Bảo Việt | 221,88 | 222,28 | 225,26 | ||
BIDV | 218,08 | 219,40 | 226,89 | ||
CBBank | 220,88 | 221,99 | 225,62 | ||
Đông Á | 218,10 | 222,50 | 225,20 | 225,50 | |
Eximbank | 221,53 | 222,19 | 225,66 | ||
GPBank | 222,12 | 225,28 | |||
HDBank | 221,89 | 222,21 | 226,22 | ||
Hong Leong | 220,22 | 221,92 | 225,63 | ||
HSBC | 217,00 | 220,00 | 226,00 | 226,00 | |
Indovina | 220,07 | 222,49 | 224,88 | ||
Kiên Long | 220,39 | 222,06 | 225,50 | ||
Liên Việt | 221,07 | 221,57 | 225,24 | ||
MSB | 221,87 | 226,13 | |||
MB | 218,00 | 219,48 | 228,41 | 228,41 | |
Nam Á | 218,68 | 221,68 | 226,54 | ||
NCB | 220,82 | 222,02 | 226,63 | 226,83 | |
OCB | 219,68 | 221,68 | 226,41 | 225,91 | |
OceanBank | 221,07 | 221,57 | 225,24 | ||
PGBank | 222,19 | 225,12 | |||
PublicBank | 215,00 | 218,00 | 228,00 | 228,00 | |
PVcomBank | 218,20 | 216,00 | 227,20 | 227,20 | |
Sacombank | 221,77 | 223,27 | 228,15 | 226,85 | |
Saigonbank | 220,80 | 221,91 | 225,38 | ||
SCB | 221,80 | 222,50 | 226,60 | 226,60 | |
SeABank | 218,78 | 220,68 | 228,73 | 228,23 | |
SHB | 219,05 | 220,05 | 225,05 | ||
Techcombank | 220,27 | 220,56 | 229,58 | ||
TPB | 217,94 | 219,84 | 226,66 | ||
UOB | 218,13 | 220,36 | 227,13 | ||
VIB | 220,02 | 222,02 | 225,60 | ||
VietABank | 220,00 | 221,70 | 225,92 | ||
VietBank | 220,66 | 221,32 | 224,99 | ||
VietCapitalBank | 216,08 | 218,26 | 227,23 | ||
Vietcombank | 216,03 | 218,21 | 227,28 | ||
VietinBank | 218,27 | 218,77 | 227,27 | ||
VPBank | 219,29 | 220,89 | 226,58 | ||
VRB | 218,95 | 221,16 | 226,52 |
Giới thiệu về đơn vị tiền tệ Nhật Bản
Yên Nhật chính là các đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản.
– Tên tiếng Anh là: JAPANESE YEN
– Viết tắt là JPY.
– Ký hiệu: ¥
– Đồng tiền Yên có 2 hình thức: Tiền kim loại và tiền giấy.
Đồng yên chính thức trở thành đơn vị tiền tiền tệ của Nhật vào thời Minh Trị năm 1871, khi chính phủ Nhật thành lập Sở đúc tiền Nhật Bản.
Tiền kim loại
Tiền kim loại bao gồm Đồng 1 Yên, đồng 5 Yên, đồng 10 Yên, đồng 50 Yên, đồng 100 Yên và đồng 500 Yên.
– Đồng 1 Yên: Chính là mệnh giá nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ Nhật Bản, nó được làm từ nhôm nên rất nhẹ. Mặc dù có mệnh giá nhỏ nhưng đồng 1 yên đôi khi cũng hết sức hữu ích trong việc trả tiền lẻ ở các siêu thị hay bưu điện đó.
– Đồng 5 Yên: Nguyên liệu làm từ đồng thau, có kích thước to hơn và cũng nặng hơn đồng 1 yên. Người Nhật quan niệm rằng đồng 5 yên là đồng xu mang tới sự may mắn.
– Đồng 50 yên: Nguyên liệu chính được làm từ đồng trắng, nên không bị hoen gỉ do đó có thể sử dụng được trong 1 thời gian dài, đồng 50 yên cũng được xem là đồng tiền may mắn của người Nhật Bản.
– Đồng 100 yên: Cũng được làm từ đồng trắng, đồng tiền này bắt đầu được sản xuất vào năm 2006.
– Đồng 500 yên: Đây là đồng xu có mệnh giá, kích thước cũng như trọng lượng lớn nhất trong 6 đồng xu Nhật Bản. Nguyên liệu chính để làm đồng xu này là Niken.
Chất lượng của tiền kim loại (tiền xu) của Nhật Bản rất tốt, trên mỗi đồng tiền có in giá trị, niên hiệu cũng như năm phát hành đồng tiền. Tiền kim loại được người dân Nhật Bản sử dụng thường xuyên.
Một lưu ý nhỏ khi sử dụng tiền kim loại Nhật Bản, đó là các bạn nên chuẩn bị tiền lẻ và tiền xu khi sử dụng dịch vụ xe buýt hoặc xe điện của Nhật Bản và sử dụng đồng 10 Yên, 100 Yên, 500 Yên cho máy bán hàng tự động.
Tiền giấy
Tiền giấy gồm các tờ 1000 yên, tờ 2000 yên, tờ 5000 yên và tờ 10.000 yên. Đồng Yên được phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản, tương tự như đồng Việt Nam trên mỗi tờ tiền yên có in hình các vĩ nhân của đất nước mặt trời mọc, tùy theo mức độ cống hiến của các vĩ nhân mà mỗi đồng tiền mệnh giá khác nhau sẽ là chân dung của những vĩ nhân khác nhau.
– Tờ 1000 yên: Đây là loại tiền giấy có mệnh giá nhỏ nhất. Mặt trước là chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da. Mặt sau là hình ảnh đỉnh núi Phú sĩ( biểu tượng của Nhật Bản) và hoa sakura. Tờ 1000 yên cũ mặt trước là ông Natsumei Shoseki, một nhà tiểu thuyết, bình luận gia và là nhà nghiên cứu văn học Anh.
– Trong số 4 loại tiền giấy của Nhật Bản thì đồng 2000 yên xuất hiện rất ít trên thị trường, bởi nó không được sử dụng ở các máy bán hàng tự động, khi đi tàu điện người Nhật cũng ít khi sử dụng đồng tiền này. Tuy nhiên do được thiết kế hết sức đẹp mắt nên đồng 2000 yên thường được khách du lịch đổi làm kỷ niệm hoặc làm quà khi rời Nhật Bản. Mặt trước: không được trang trí bằng chân dung của nhân vật mà được thiết kế với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa trên mặt trước. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Mặt sau là một bài văn và 1 bức chân dung của tác giả Murasaki Shikibu, với tác phẩm Hoàng tử Genji.
– Tờ tiền 5000 yên xuất hiện vào năm 2004 mặt sau Hoa Iris (tác phẩm của danh họa Ogata Korin), mặt trước bà Higuchi Ichiyo người tạo cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Nhật. Tờ 5000 yên ấn bản năm 1984 mặt trước ông Inazo Nitobe, một nhà nông nghiệp học.
– Tờ 10000 yên: đây là loại tiền giấy có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản. Các tu nghiệp sinh và du học sinh quen gọi 10000 yên là “Lá”. Không rõ lý do vì sao gọi 10000 yên là “Lá”, và cách gọi này xuất phát từ nhóm tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc sau đó lan truyền rộng rãi cho đến bây giờ.Mặt trước là chân dung nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường đại học Keio, đó là Yukichi Fukuzawa( cuối thời Edo đầu thời Meji 1835-1901), mặt sau là hình chim phượng hoàng ở đền thần Byodoin. Trước đây tờ 10000 yên in hình thái tử Shotoku (574-622), một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản.
Những hình vẽ trên các tờ tiền có mệnh giá khác nhau sẽ khác nhau, nhưng chúng đều thể hiện 1 phần nào đó văn hóa Nhật Bản thông qua các hình ảnh nhân vật hay đồ vật tượng trưng của Nhật Bản xuất hiện trên các tờ tiền.
Lịch sử phát triển đồng yên Nhật
Vào thời Sengoku (Chiến Quốc Nhật Bản), các lãnh chúa khắp nơi trong nước thi nhau khai tháng quặng mỏ (vàng, bạc) để có phương tiện trang trải chi phí quân đội. Họ tự đúc cho mình những đồng vàng, đồng bạc riêng biệt. Đến thời kỳ Tokugawa (1600 – 1868) là thời kỳ mạc phủ Edo thống nhất chính quyền, hoá tệ trên toàn quốc cũng được thống nhất. Thời điểm này, kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhịp độ trao đổi trong lưu thông hàng hóa đã trở thành “bệ đỡ” cho tiền tệ ra đời. Từ những cơ sở ngoại hối nhỏ, các ngân hàng sơ khai đầu tiên ở Nhật Bản đã lần lượt được thành lập. Các chủ trương phát triển thương nghiệp của Ieyasu – tướng quân và là lãnh chúa lớn nhất thời bấy giờ, thúc đẩy mở rộng buôn bán. Lưu thông tiền tệ và tín dụng sử dụng ngày càng nhiều. Sau trận Sekigahara (1600), Ieyasu đã cho đúc với một số lượng lớn các loại tiền bằng vàng và bạc với một quy cách chung gọi là Ginza (Ngân tòa) và Kinza (Kim tòa). Tiền đồng và tiền vàng thời kỳ này mang tên Keichô kingin (Khánh Trường kim ngân). Tiền vàng có miếng lớn (ôban), miếng nhỏ (koban), từa tựa như hình con thoi. Về sau nhà nước còn cho đúc hai thứ tiền kin-isshu (kim nhất chu) và kin-ichibu (kim nhất phân). Mãi đến năm 1871, với chủ trương hiện đại hóa của chính phủ Minh Trị đối với nền kinh tế Nhật Bản và nhằm ổn định tiền tệ lúc bấy giờ, đồng yên được phát hành để thay thế hệ thống tiền tệ thời Tokugawa. Sau năm 1873, tỷ giá đồng Yên giảm mạnh so với đồng đô la. Nguyên nhân là do giá bạc giảm, các nước chuyển sang chế độ bản vị vàng, trong khi Nhật thì không. Năm 1897, thì tỷ giá Yên Nhật so với đô la Mỹ là 1 yên đổi 0.5 $, Nhật mới chấp nhận chế độ bản vị vàng và dần hình thành tỷ giá yên Nhật ngày nay.
Đổi tiền Nhật sang Việt, tiền Việt sang tiền Nhật ở đâu?
Điều kiện thực hiện giao dịch đổi yên Nhật ở Việt Nam là bạn cần mang theo một số giấy tờ chứng minh chuyến đi sang Nhật Bản của mình như: Vé máy bay, hợp đồng xuất khẩu lao động đối với thực tập sinh, giấy báo nhập học của các trường bên Nhật đối với du học sinh… thì các nhân viên ngân hàng mới chấp thuận cho bạn đổi tiền số lượng lớn; số lượng nhỏ thì không cần giấy tờ này nhé. Nếu muốn đổi tiền Yên Nhật tại Nhật Bản thì bạn chỉ cần mang theo hộ chiếu là được nhé.
Đúng thủ tục thì bạn ra ngân hàng, với các giấy tờ đầy đủ chứng minh chuyến đi Nhật Bản của bạn. Hơi phức tạp chút. Nếu muốn đơn giản thì mọi người ra các tiệm vàng đổi cho đơn giản. Nếu bạn đổi nhiều thì có thể gọi điện thoại họ sẽ tới nhà nhé.
Một số lưu ý khi đổi tiền Man sang tiền Việt
Giá trị của tiền man Nhật là rất lớn nên khi thực hiện đổi tiền man sang tiền Việt, các bạn cũng cần lưu ý những điều cơ bản sau:
– Nên đổi tiền Nhật sang tiền Việt khi ở Việt Nam vì chi phí quy đổi là rất phù hợp, không bị mất tỷ giá.
– Đến những ngân hàng uy tín đã được chia sẻ để đảm bảo nhận được đúng giá trị so với thị trường tiền tệ.
– Không nên giao dịch tại các cửa hàng quy đổi tiền tệ nhỏ lẻ vì rất dễ bị lợi dụng, chênh lệch tỷ giá lớn.
– Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết khi quy đổi tiền để đảm bảo quá trình diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Thông tin tỷ giá sẽ thay đổi theo từng ngày, do đó các bạn có thể tra cứu xu hướng của tỷ giá đồng yên trong 10 ngày qua, đồng thời đón xem những nhận định về sự biến động của đồng tiền này trong thời gian tới để có được cái nhìn tổng quan hơn về đồng yên trên thị trường tiền tệ hiện nay. Các bạn cũng lưu ý, để có được thông tin chuẩn nhất thì bạn nên cập nhật tin tức tỷ giá thường xuyên. GiaiPhapTaiChinh.vn chúc các bạn luôn thành công!
Bài viết mới nhất
- 1 Vay tiền nóng là gì? Tìm hiểu về vay tiền nóng, cứu cánh tức thời hay rủi ro về lãi
- 2 Ngân hàng cho vay lãi suất thấp : Điều kiên, thủ tục, hồ sơ
- 3 [Mới Nhất] Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay
- 4 Hướng dẫn Vay tín chấp ngân hàng Vietcombank: Điều kiện, thủ tục, hồ sơ
- 5 Tìm hiểu về dịch vụ VNTOPUP của Agribank