+10 App Cho Vay Tiền Bị Bắt Gần Nhất

HUU HIEP LE
09/02/2023

Những app cho vay tiền bị bắt do lừa đảo người vay, lợi dụng khi họ sơ hở hoặc đang cần tiền gấp để giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống.

Hiện nay việc vay tiền qua app đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì thế mà nhiều nhà app hoạt động núp bóng tín dụng đen, dụ dỗ các con nợ vay với thủ tục đơn giản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng mà tư vấn một đằng, giải ngân một nẻo. Khiến nhiều người lao đao, không hiểu vì sao vay số tiền nhỏ mà lãi đẻ nhiều đến vậy.

App vay tiền bi bắt ngày càng nhiều do lính lứu đến tín dụng đen
App vay tiền bi bắt ngày càng nhiều do lính lứu đến tín dụng đen

Việc vay tiền qua app khá không còn quá xa lạ vì thế mà việc quản lý của nhà nước cũng ngày càng chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi người dân. Nhiều nhà app hoạt động lớn mạnh, công khai đã bị tóm gọn.

Sau đây là bài viết Top 10 app cho vay tiền bị bắt bạn nên biết năm 2022 sẽ cho bạn biết nguyên nhân vì sao các app cho vay tiền bị bắt, cũng như biết thêm về lợi ích và rủi ro khi vay tiền qua app.Từ đó có cái nhìn rõ ràng về app vay tiền tránh bị lừa, “tiền mất tật mang”.

10 App cho vay tiền bị bắt

  • I Đồng
  • Vay Tốc Độ
  •  Home Đồng
  • Cashwagon
  • More Loan
  • VD online
  • Sieuvay
  • ClickDong
  • Tiendaytui
  • TreeMoney
app cho vay tiền bị bắt
Những app vay tiền đã bị bắt

Trên đây là Top 10 app cho vay tiền bị bắt có mức độ phổ biến cao, có quy mô cho vay lớn, với số lượng “con nợ” nhiều, hoạt động rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Khiến cho chúng ta nghĩ chúng hoạt động hợp pháp dưới sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên, chúng đều hoạt động trái phép,

Vậy vì sao các app cho vay tiền bị bắt?

Nguyên nhân các app cho vay tiền bị bắt

Nguyên nhân các app cho vay tiền bị bắt thường do vi phạm pháp luật với các hành vi:

  • Cho vay với lãi suất cao hơn 20%/ năm, vượt mức quy định do nhà nước đề ra
  • Hầu hết các “nhà app” đều là hoạt động trái phép, không minh bạch, chính vì thế mà các điều khoản trong hợp đồng về lãi suất, thời hạn cho vay thường không rõ ràng. Nếu không hiểu kỹ thì đây sẽ là cơ sở để các nhân viên đòi nợ “lươn lẹo” bắt bạn trả thêm tiền vì những lí do vô lý nhưng không thể cãi lại.
  •  Giải ngân không đúng với số tiền đã cam kết: Tự ý đổi điều khoản trong hợp đồng, tự ý giải ngân thêm khi chưa có sự đồng ý của khách hàng. Hàng loạt các hành động vô lý, ngang nhiên do nhà app tạo ra khiến người vay “ngu ngơ” không hiểu tại sao mình chỉ vay 1 2 triệu trong thời hạn ngắn ngủi mà số tiền nợ gốc và lãi lại tăng lên đến chóng mặt.
  • Tuy hoạt động trái phép nhưng vẫn ngang nhiên xuất hiện trên mọi nền tảng. Để đảm bảo các con nợ trả nợ đúng hạn, các nhà app thuê hẳn giang hồ đòi nợ có những hành vi đe dọa, khủng bố con nợ khi họ không trả đúng hạn. Điều này khiến cho Pháp luật càng chú ý hơn.
  • Nhiều app có nguồn gốc không rõ ràng  từ nước ngoài thuê người Việt đứng tên đại diện pháp luật để hoạt động.

Chính vì những hành vi trên mà các app cho vay tiền bị bắt gọn. Điển hình cho việc bị “tóm gon” các nhà app lừa đảo như:

  • App IDong

IDong là dịch vụ cho vay tiền ngắn hạn thông qua App vay tiền online của Công Ty TNHH Thương Mại 360 Việt Nam. Công ty này đã bị Bộ Công an “sờ gáy” khi có những hành vi cho vay với lãi suất cao (núp bóng dưới các khoản phí dịch vụ phải đóng). Có những hành vi đe dọa đến khách hàng khi họ không trả đúng hạn…IDong chính thức bị đóng cửa và ngày 15/1/2020.

  • App Vay Tốc Độ, More Loan, VD online cùng do một người phụ nữ Trung Quốc tên Niu Li Li (chưa rõ lai lịch) và Jiang Miao (39 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) thành lập, hoạt động theo thể thức cho vay nặng lãi trá hình với lãi suất lên đến hơn 1000%/ năm cao hơn so với lãi suất mà luật pháp quy định 20%/năm (lãi suất cho vay dao động từ 2.5-3%/ngày). Số lượng con nợ lên đến 60.000 người. Tuy nhiên nhà app này cũng đã bị tóm vào tháng 4-2020.

Mặc dù đã có nhiều app cho vay tiền bị bắt nhưng tại sao vẫn có người tin và tìm đến hình thức vay tiền có nhiều rủi ro lừa đảo như thế? Lợi ích mà app vay tiền mang đến là gì? 

Lợi ích chung của app cho vay tiền bị bắt

  • Thủ tục nhanh gọn, hồ sơ đơn giản gồm: CMND/CCCD hoặc hộ khẩu còn thời hạn, số điện thoại còn sử dụng là đã có thể đăng ký tài khoản giải ngân trên app.
  •  Nợ xấu vẫn có thể vay: đây là điều kiện thu hút khách hàng nhiều nhất, vì đáp ứng được mong muốn của khách hàng trong khi ngân hàng thì không cho vay khi khách hàng có lịch sử tín dụng nợ xấu.
  •  Thời gian linh hoạt: Đây là một điểm cộng cho các app, với thời gian giải ngân nhanh chóng (trong vòng 24 giờ sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký), không cần gặp mặt trực tiếp nên tiết kiệm thời gian cho các nhà app lẫn khách hàng.
Lợi ích chung của app cho vay tiền bị bắt
Lợi ích chung của app cho vay tiền bị bắt

Chính vì những lợi ích “béo bở” này mà không ít người đã sập bẫy. Các con nợ thường chỉ nhìn thấy lợi ích phía trước có thể giúp họ vượt qua khó khăn tài chính trong tạm thời nhưng lại quên đi những rủi ro tiềm tàng đằng sau những lợi ích trên. Cũng chính vì lý do này mà các app cho vay tiền “mọc lên như nấm”, lợi dụng những kẽ hở thủ tục mà lừa đảo nhiều người.

Rủi ro khi vay tiền vay app:

  • Lãi suất cho vay cao: Lãi suất này được trá hình dưới hình thức những “khoản phí dịch vụ”. Những khoản phí này thực chất là những khoản lãi vay trả trước được cấn trừ vào khoản tiền được giải ngân.

Cụ thể:

  • App Vaytocdo vay lần đầu được tối đa 1,7 triệu đồng nhưng thực tế chỉ nhận được hơn 1,4 triệu đồng, còn lại là phí dịch vụ. Trong vòng 8 ngày phải trả cả gốc lẫn lãi hơn 2 triệu đồng, nếu trả chậm sẽ bị phạt hơn 100.000 đồng/ngày.
  • Vay qua app “Moreloan” và “VD online”, người vay lần đầu được duyệt 1,5 triệu đồng nhưng thực tế chỉ được nhận 900.000 đồng, còn lại là phí dịch vụ. Sau một tuần, người vay phải trả gốc vay 1,5 triệu đồng. Nếu khách trả chậm sẽ bị phạt 2-5% lãi suất/ngày.

Như vậy, theo tính toán người vay phải trả lãi suất 3%/ngày, tương đương 21%/tuần, 90%/tháng và 1.095%/năm (vượt gấp 5 lần lãi suất theo quy định là 20%/năm). Những khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ cho “ưu ái” cho vay tiền nhiều hơn, tối đa gần 2,8 triệu đồng.

  • Lãi mẹ đẻ lãi con: Đây là hệ quả từ lãi suất cho vay cao, khiến khách hàng mất khả năng thanh toán.

Hầu hết các cá nhân vay tiền đều thường nghĩ vay số tiền nhỏ 1-2 triệu để để giải quyết vấn đề trước mắt, thì bản thân vẫn có thể trả được nợ, nên việc trả phí cao hay tiền lãi cao họ đều chấp nhận. Cho đến khi lãi mẹ đẻ lãi con từ một số tiền vay nhỏ mà họ phải trả lãi và phí không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn bị đòi nợ ráo riết.

  • Ảnh hưởng cuộc sống cá nhân: Đa phần các phần các nhà app đều yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, máy ảnh của khách hàng. Chính vì thế mà họ có hầu hết các thông tin cá nhân và người thân xung quanh bạn.

Nếu bạn không trả tiền hoặc trả chậm thì lập tức các nhân viên đòi nợ sẽ gọi điện làm phiền đến khi nào trả thì thôi nếu không sẽ bị đe dọa tung hình ảnh, bôi đen danh dự, tạo áp lực trả nợ.

Rủi ro khi vay tiền vay app tính dụng đen chưa được cấp phép
Rủi ro khi vay tiền vay app tính dụng đen chưa được cấp phép

Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân và gia đình nếu họ thuê giang hồ đến đòi nợ.

Như vậy những thủ đoạn lừa đảo nào mà app cho vay tiền bị bắt trên đã áp dụng?

Các bài viết tham khảo thêm

Thủ đoạn lừa đảo phổ biến:

  • Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà còn mắc nợ:

Đây là thủ đoạn khá phổ biến mà các app cho vay tiền bị bắt đã lợi dụng lòng tin của khách hàng. Các đối tượng tự xung nhân viên ngân hàng, tổ chức tài chính đã mời chào vay vốn với nhiều ưu đãi: vay lần đầu không có lãi suất, thủ tục đơn giản, nhận tiền trong 1 giờ… chỉ cần tải app và điển đầy đủ thông tin để nhận thông báo về hồ sơ đã phê duyệt (có con dấu của ngân hàng).

App cho vay tiên bị bắt thường có những thủ đoạn giống nhau
App cho vay tiên bị bắt thường có những thủ đoạn giống nhau

 

Sau khi khách hàng đăng ký xong, các đối tượng này sẽ thông báo lỗi và yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản để xử lý thủ tục, đóng các khoản phí như phí hợp đồng cho vay, phí hồ sơ.

Sau khi nhận được tiền từ khách hàng thì “bốc hơi” không liên lạc được. Khách hàng lúc đó mới nhận ra mình đã bị lừa nhưng cũng không biết phải làm như thế nào.

  • Cho vay không đúng hạn mức:

Lừa đảo theo hình thức số tiền giải ngân thực nhận không đúng với số tiền đã đăng ký. Thường số tiền giải ngân sẽ ít hơn trên hợp đồng thỏa thuận.

Nghĩa là người vay không nhận đủ số tiền nhưng vẫn phải thanh toán tiền lãi vay theo số tiền đã đăng ký ban đầu. Ngoài ra, nhiều trường hợp khách hàng không yêu cầu vay thêm, nhưng vẫn tự ý giải ngân thêm cho khách hàng.

  • Cho vay với lãi suất cao:

Lãi suất cao này núp bóng dưới dạng các khoản phí dịch vụ, phí làm hồ sơ, phí chăm sóc khách hàng… Khách hàng còn phải trả lãi theo số tiền đăng ký ban đầu theo một lãi suất khác. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ lãi suất thực mà khách hàng phải trả cao hơn rất nhiều so với trên hợp đồng đã ký.

  • Dụ dỗ đăng ký vay nhiều app:

Nhiều app liên kết với nhau chia sẻ thông tin của khách hàng. Nếu có người không trả được nợ, các nhà app sẽ giới thiệu các app cho vay tiền khác để khách hàng vay tiếp tục đăng ký vay để có tiền trả nợ. Cứ như thế “một cổ nhiều gông”, vay app này trả cho app kia, nợ nần chồng chất không thể nào trả hết.

Những lưu ý khi vay tiền qua app

Dấu hiệu nhận biết những app cho vay tiền bị bắt:

Vay tiền qua app còn nhiều bất cập.Lợi dụng sơ hở về quản lý và quy định về vay tiền qua app nên nhiều đơn vị lợi dụng lừa đảo. Chính vì thế mà không ít app chovay tiền bị bắt ngay khi mới hoạt động. Để nhận biết những app cho vay tiền trái phép, bạn có thể dựa vào các đặc điểm như:

  • Cho vay lãi suất cao, vượt 20%/năm tổng số tiền vay theo quy định.
  • App cho vay tiền tự phát, không được quản lý bởi tổ chức tài chính hay ngân hàng.
  • Không thực hiện theo đúng cam kết về lãi suất, kỳ hạn cho vay.
  • App cho vay tiền ảo, người dùng đăng ký vay nhưng không được giải ngân (nhàm mục đích thu thập thông tin người dùng).
  • Thông báo sai số tài khoản và yêu cầu khách hàng phải nộp tiền phí điều chỉnh.

    Dấu hiệu nhận biết những app cho vay tiền bị bắt
    Dấu hiệu nhận biết những app cho vay tiền bị bắt

Chọn nơi uy tín

Để đảm bảo an toàn người có nhu cầu vay tiền online nên:

  •  Tìm hiểu và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay uy tín, có thể hiện đầy đủ thông tin trên website như (tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, chính sách và hồ sơ cho vay…), ưu tiên cho các app vay tiền do ngân hàng quản lý.
  • Thông thường lãi suất cho vay không được quá 20%/ năm.  Nên thận trọng xem xét chính sách về lãi vay, phí, hạn mức trả nợ của các app, chú ý đến các điều khoản tự động giải ngân thêm, thời hạn trả nợ và mức phí phạt khi trả trễ.
  • Không đăng ký các đơn vị app đòi quyền truy cập danh bạ, máy ảnh của cá nhân.
  • Tuân thủ theo qui định của pháp luật: Nếu thấy các đơn vị có dấu hiệu cho vay nặng lãi, đe dọa cá nhân và gia đình nên báo ngay cho cơ quan Công an để nhờ sự giúp đỡ.

Cẩn thận khi lựa chọn vay qua app, tuy hiện nay dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bộ Công an thì các app cho vay tiền bị bắt và phạt rất nặng nhưng không phải triệt để, chúng có thể “thay tên đổi họ” như App Idong sau khi bị sập thì đổi tên thành Vtien tiếp tục gọi điện đòi nợ khách hàng cũ.

Các app vay tiền uy tín bạn có thể tham khảo thêm

  • Vay Oncredit
  • Vay MAFC
  • Vay Doctor Đồng
  • Vay Avay
  • Vay Robocash
  • Vay Vamo

    Những app vay tiền online uy tín, từ các công ty tài chính được cấp phép
    Những app vay tiền online uy tín, từ các công ty tài chính được cấp phép

Đây là những app vay tiền uy tín bạn có thể tìm hiểu thêm khi có nhu cầu vay

Các app trên đều có địa chỉ rõ ràng, điều khoản cho vay rõ ràng cụ thể, hoạt động dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam và chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm

Kết luận

Tóm lại, dù đang gặp bất kỳ khó khăn nào về tài chính cũng nên cân nhắc thật kỹ khi có ý định vay qua app.

Vay mượn người thân, bạn bè là một lựa chọn không tồi, vừa không mất phí oan vừa an toàn trong việc vay- trả. Vay qua app vay tiền để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng không chỉ đến bạn mà còn đối với gia đình, người thân xung quanh nếu thông tin các nhân không được bảo mật.

Bài viết trên đây từ Giaiphaptaichinh cho biết về 10 app cho vay tiền bị bắt, ngoài ra còn cung cấp cho bạn thêm những thông tin về lợi ích, rủi ro trong việc vay qua app cũng như những dâu hiệu của các app cho vay tiền bị bắt. Cho bạn có cái nhìn tổng quan để bạn có thể tự tin đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong vay tiền.